Kiến thức cần biết về kiểm soát cận thị ở trẻ em
1. Tổng quan về cận thị là gì?
 Cận thị là tật khúc xạ rất phổ biến. Dự kiến đến 2050, cứ 2 người có 1 người bị cận thị (50%). Mắt cận thị có chiều dài lớn hơn bình thường hoặc giác mạc cong hơn. Điều này làm cho chúng ta không nhìn rõ các vật ở xa. Cận thị được chỉnh bằng kính hoặc bằng cách đeo áp tròng hoặc phẫu thuật trong một số trường hợp. Cận thị làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như glocom, đục thủy tinh thể sớm, bong võng mạc.
 Các nghiên cứu cho thấy cận thị trở nên phổ biến hơn ở trẻ em. Mặc dù không có mối liên hệ trực tiếp nào  được chứng minh, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em dùng nhiều thời gian cho các hoạt động trong nhà như: xem máy tính, điện thoại, đọc sách tỉ lệ bị cận thị cao hơn trẻ dành nhiều thời gian chơi ngoài trời.
 Các bác sĩ đang tìm cách để làm chậm quá trình tiến triển của cận thị. Mặc dù cận thị không thể phục hồi nhưng mục tiêu điều trị là để giữ cho nó không nặng lên. Điều này có thể bảo vệ sức khỏe mắt trẻ trong tương lai.

2. Các phương pháp kiểm soát cận thị phổ biến nhất hiện nay
Sau đây là một số phương pháp kiểm soát tiến triển cận thị phổ biến hiện nay: 
2.1. Sử dụng Atropine liều thấp
  Atropine liều thấp điều trị cận thị được sử dụng cho trẻ em từ 5 đến 18 tuổi. Nhỏ 1 lần vào mỗi buổi tối trước ngủ có hiệu quả hạn chế  tăng số kính cũng như chiều dài trục nhãn cầu của trẻ. 
Tác dụng phụ khi nhỏ Atropine liều thấp có thể đỏ mắt hoặc ngứa xung quanh mắt. 
Phương pháp này đang được sử  dụng rất rộng rãi và có hiệu quả.
2.2. Kính áp tròng làm mờ ngoại vi
  Loại kính áp tròng này được đeo cho trẻ em từ 6 - 12 tuổi bị cận thị. Kính áp tròng đa tiêu này có các vùng lấy nét khác nhau. Loại kính này được cấu tạo bởi nhiều vòng tròn đồng tâm. Vùng trung tâm của kính, vùng “mắt bò” điều chỉnh thị lực nhìn xa được rõ, trong khi phần bên ngoài của kính làm mờ tầm nhìn ngoại vi của trẻ. Điều này giúp làm chậm sự phát triển dài ra của mắt và hạn chế tiến triển cận thị.
Kính áp tròng làm mờ ngoại vi này không dành cho tất cả các trường hợp cận thị. Nó phù hợp với những trẻ cận thị ngày càng tiến triển tệ hơn hoặc những trẻ có bố mẹ bị cận thị.
Giống như bất kì loại kính áp tròng nào, đều có thể bị nhiễm trùng nên cần đảm bảo vệ sinh và bảo quản kính tốt khi sử dụng kính áp tròng.
2.3. Phương pháp đeo Ortho-K
  Ortho - K là một loại kính áp tròng mà trẻ đeo qua đêm để điều chỉnh tầm nhìn xa vào ban ngày. Tròng kính sẽ làm phẳng giác mạc khi ngủ, ngày hôm sau hình ảnh được rơi vào đúng võng mạc nên người đeo nhìn rõ vật ở xa mà không cần kính gọng.
Đeo Ortho - K chỉ cải thiện thị lực trong thời gian ngắn. Khi ngừng đeo giác mạc sẽ trở về hình dạng bình thường ban đầu và cận thị trở lại. Tuy nhiên, Ortho - K không thể giúp giảm tiến triển cận thị vĩnh viễn. 
Chúng cũng có nguy cơ nhiễm trùng khi đeo kính mà không đảm bảo vệ sinh. Chúng khó đeo hơn kính áp tròng thông thường, và cần thường xuyên tái khám bác sĩ.
2.4. Thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày cho trẻ
  Thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày cho trẻ có thể giúp kiểm soát tiến triển cận thị tốt.
Hãy để trẻ sử dụng thời gian ở ngoài trời nhiều hơn. Hạn chế sử dụng máy tính hoặc các thiết bị số khác. Bằng cách cân bằng thời gian sử dụng máy tính và thời gian ngoài trời, có thể giúp hạn chế tiến triển cận thị và bảo vệ thị lực của trẻ khi lớn lên.
3. Tổng kết
  Cận thị cao (trên 5 Diop) làm thay đổi cấu tạo giải phẫu của mắt và gia tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh lý mắt có thể gây mù lòa. Ba mẹ cần lên lịch khám mắt định kỳ cho trẻ mỗi 06 tháng để đảm bảo thị lực của con được theo dõi và chăm sóc ổn định. 
Khách hàng có thể trực tiếp đến Bệnh viện mắt Sài Gòn Lào Cai, Địa chỉ: Số 148 phố Duyên Hải, Phường Duyên Hải, Thành phố Lào Cai, Tỉnh Lào Cai, Việt Nam để thăm khám hoặc liên hệ hotline  0834 942 9423 để được hỗ trợ.

Tư vấn 24/7 0834 942 942